BÀI 10: ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ, SINH LÍ CỦA ÂM

Chia sẻ bài viết này

BÀI 10: ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ, SINH LÍ CỦA ÂM

  1. Độ cao

  – Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

  – Âm nghe càng cao (thanh, bổng) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

  1. Độ to

  – Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

  – Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

  1. Âm sắc

– Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.

– Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì  nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

  – Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN