BÀI 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

Chia sẻ bài viết này

BÀI 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

I. Từ trường của dòng diện chạy trong dây dẫn thẳng dài

a) Đường sức từ của dòng điện thẳng dài: là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn, có tâm nằm trên dòng điện.

b) Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài có:

– Phương: Vuông góc với mặt phẳng tạo bởi dây dẫn với điểm ta xét.

– Chiều: xác định theo quy tắc nắm tay phải: “Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ.”

– Độ lớn: cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn một khoảng r:

B=2.10^{-7}\frac{I}{r}

II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

– Qui ước: Mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy chiều dòng điện theo chiều kim đồng hồ. Mặt Bắc của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy chiều dòng điện ngược chiều kim đồng hồ.

– Chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn đó.

– Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây:

B=2\pi .10^{-7}\frac{NI}{R}

III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ

Từ trường trong ống dây là từ trường đều.

– Chiều theo quy tắc nắm tay phải (cho ống dây): “Khum các ngón tay của bàn tay phải theo chiều dòng điện trong ống dây, chiều của ngón tay cái choãi ra vuông góc với mặt phẳng vòng dây chỉ chiều đường sức từ bên trong ống dây ”

– Độ lớn cảm ứng từ trong ống dây

B=4\pi .10^{-7}\frac{NI}{l} =4\pi .10^{-7}nI

IV. Từ trường của nhiều dòng điện

Nguyên lí chồng chất từ trường:

\vec{B}=\vec{B_{1}}+\vec{B_{2}}+...+\vec{B_{n}}

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ