BÀI 34: KÍNH THIÊN VĂN

Chia sẻ bài viết này

BÀI 34: KÍNH THIÊN VĂN

I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

1. Công dụng

là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.

2. Kính thiên văn gồm:

  – Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (có thể đến hàng chục m).

  – Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm).

  – Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay  đổi được.

II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

– Hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính. Sau đó thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt.

– Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này.

– Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh cuối cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.

III. Số bội giác của kính thiên văn

Khi ngắm chừng ở vô cực:

tan\alpha_{0} =\frac{A_{1}B_{1}}{f_{1}}

tan\alpha =\frac{A_{1}B_{1}}{f_{2}}

Do dó: G_{\infty }=\frac{tan\alpha }{tan\alpha _{0}}=\frac{f_{1}}{f_{2}}

Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ