Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

Chia sẻ bài viết này

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. Chuyển động cơ – Chất điểm

  1. Chuyển động cơ

Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

  1. Chất điểm

  Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.

  Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.

  1. Quỹ đạo

  Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

  1. Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

  1. Hệ toạ độ

a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)

  Toạ độ của vật ở vị trí M:

x=\overline{OM}

b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng)

  Toạ độ của vật ở vị trí M :

x=\overline{OM_{x}}

y=\overline{OM_{y}}

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động 

  1. Mốc thời gian và đồng hồ

  Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

  1. Thời điểm và thời gian

– Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định.

– Vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.

IV. Hệ qui chiếu

Một hệ qui chiếu gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ