Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Chia sẻ bài viết này

Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

I. Động lượng

  1. Xung lượng của lực

 Khi một lực  \vec{F} \Delta t(không đổi) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian \Delta t  thì tích \vec{F}.\Delta t  được định nghĩa là xung lượng của lực  trong khoảng thời gian \Delta t ấy.

 Đơn vị của xung lượng của lực là N.s

  1. Động lượng

a) Động lượng

Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc  được xác định bởi công thức

\vec{p}=m\vec{v}

   Đơn vị động lượng là kg.m/s

b) Mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực

Theo định luật II Newton ta có:

m\vec{a}=\vec{F}   hay m\frac{\vec{v}_{2}-\vec{v}_{1}}{\Delta t}=\vec{F}

m\vec{v}_{2}-m\vec{v}_{1}=\vec{F}\Delta t

\vec{p}_{2}-\vec{p}_{1}=\vec{F}\Delta t

hay \Delta \vec{p}=\vec{F}\Delta t

  Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Ý nghĩa : Lực tác dụng đủ mạnh trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.

II. Định luật bảo toàn động lượng

  1. Hệ cô lập (hệ kín)

Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

  1. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập

  Động lượng của một hệ cố lập là một đại lượng bảo toàn.

\vec{p}_{1}+\vec{p}_{2}+...+\vec{p}_{n}  = không đổi

  1. Va chạm mềm

Xét một vật khối lượng m1, chuyển động trên một mặt phẳng ngang với vân tốc \vec{v}_{1} đến va chạm vào một vật có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhấp làm một và cùng chuyển động với vận tốc \vec{v} . Va chạm của hai vật như vậy gọi là va chạm mềm.

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

m_{1}v\vec{}_{1}=\left ( m_{1} +m_{2}\right )\vec{v}

  suy ra \vec{v}=\frac{m_{1}v\vec{}_{1}}{\left ( m_{1} +m_{2}\right )}

  1. Chuyển động bằng phản lực

  Một quả tên lửa có khối lượng M chứa một khối khí khối lượng m. Khi phóng tên lửa khối khí m phụt ra phía sau với vận tốc \vec{v} thì tên khối lượng M chuyển động với vận tốc  \vec{V}

  Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

m\vec{v}+M\vec{V}=0

\Rightarrow \vec{V}=-\frac{m}{M}\vec{v}

 

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN