BÀI 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Chia sẻ bài viết này

BÀI 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

  1. Sự nhiễm điện của các vật

Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.

Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.

  1. Điện tích. Điện tích điểm

Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

  1. Tương tác điện

– Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

– Các điện tích khác dấu thì hút nhau.

II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi

  1. Định luật Cu-lông

Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

F=k\frac{\left | q_{1} q_{2}\right |}{r^{2}}

k = 9.109 Nm2/C2: là hệ số tỉ lệ

Đơn vị điện tích là culông (C).

  1. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi

 Điện môi là môi trường cách điện.

– Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi \epsilon lần so với khi đặt nó trong chân không. \epsilon gọi là hằng số điện môi của môi trường (\epsilon\geqslant 1 ).

– Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi: F=k\frac{\left | q_{1} q_{2}\right |}{\epsilon r^{2}}

Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Bài 27: CƠ NĂNG

Bài 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển

Bài 26: THẾ NĂNG

Bài 26: THẾ NĂNG  I. Thế năng trọng trường Trọng