BÀI 13. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

Chia sẻ bài viết này

BÀI 13.  DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. Bản chất dòng điện trong kim loại.

– Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

– Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại: là do sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do

II. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ

– Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử ở nút mạng dao động mạnh hơn làm tăng khả năng va chạm của electron lên nút mạng nên điện trở tăng.

– Sự phụ thuộc của điện trở suất theo nhiệt độ

\rho =\rho_{0}\left [ 1+\alpha (t-t_{0}) \right ]

\rho _{0}: điện trở suất ở  (thường lấy 20oC).

\alpha: Hệ số nhiệt điện trở [K-1]

III. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn

Khi nhiệt độ càng giảm, mạng tinh thể của KL càng bớt mất trật tự, sự cản trở chuyển động của electron càng giảm, nên điện trở kim loại càng giảm.

– Một số kim loại hay hợp kim khi nhiệt độ giảm tới một nhiệt độ tới hạn TC thì điện trở đột ngột giảm xuống bằng 0, ta nói các vật liệu đó đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn.

IV. Hiện tượng nhiệt điện

Cặp nhiệt điện là hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu được hàn vào nhau.

– Khi hai đầu mối hán được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau T1, T2 thì trong mạch có một suất điện động nhiệt điện.

\xi =\alpha _{T}(T_{2}-T_{1})

\xi: Suất điện động nhiệt điện (V)

\alpha_{T}: Hệ số nhiệt điện động (V.K-1)

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ