BÀI 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

Chia sẻ bài viết này

BÀI 14:  DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

I. Bản chất dòng điện trong chất điện phân

– Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm theo hai hướng ngược nhau.

– Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo.

– Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

II. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan

– Bình điện phân dương cực tan không tiêu thụ năng lượng vào việc phân tích các chất. Nó đóng vai trò như một điện trở của mạch.

– Bình điện phân điện cực trơ có tiêu thụ điện năng vào việc phân tích các chất. Nó đóng vai trò như máy thu điện.

Chú ý: Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.

III. Các định luật Fa-ra-đây

* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất:

  Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m=kq

k gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực.

* Định luật Fa-ra-đây thứ hai:

  Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam  của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là \frac{1}{F}  trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.

k=\frac{1}{F}\frac{A}{n}

  Thường lấy F = 96500 C/mol. 

* Công thức Fa-ra-đây:

m=\frac{1}{F}\frac{A}{n}It

  m là khối lượng chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.

IV. Ứng dụng của hiện tượng điện phân

1. Luyện nhôm

2. Mạ điện

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ