BÀI 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
I. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
– Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm theo hai hướng ngược nhau.
– Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo.
– Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
II. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
– Bình điện phân dương cực tan không tiêu thụ năng lượng vào việc phân tích các chất. Nó đóng vai trò như một điện trở của mạch.
– Bình điện phân điện cực trơ có tiêu thụ điện năng vào việc phân tích các chất. Nó đóng vai trò như máy thu điện.
Chú ý: Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
III. Các định luật Fa-ra-đây
* Định luật Fa-ra-đây thứ nhất:
Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.
k gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực.
* Định luật Fa-ra-đây thứ hai:
Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.
Thường lấy F = 96500 C/mol.
* Công thức Fa-ra-đây:
m là khối lượng chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.