Bài 14: MẠCH CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP

Chia sẻ bài viết này

Bài 14:  MẠCH CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP

I. Định luật về điện áp tức thời

Trong đoạn mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp  tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu từng đoạn mạch ấy

II. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

  1. Định luật Ôm cho đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp. Tổng trở

– Đặt vào hai đầu đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều

u=\sqrt{2}Ucos\omega t

  – Hệ thức giữa các điện áp tức thời trong mạch :

u = uR + uL + uC

– Nếu biểu diễn các điện áp tức thời bằng các véctơ quay thì ta có:

\overrightarrow{U}=\overrightarrow{U_{R}}+\overrightarrow{U_{L}}+\overrightarrow{U_{C}}

– Dựa vào giản đồ véctơ ta thấy:

U=\sqrt{U_{R}^{2}+(U_{L}-U_{C})^{2}}

\Leftrightarrow U=I\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}

Đặt: Z=\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}} , gọi là tổng trở của đoạn mạch RLC (\Omega)

\Rightarrow I=\frac{U}{Z}

  Cường độ hiệu dụng trong một mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở của mạch.

 

  1. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện

tan\varphi =\frac{U_{L}-U_{C}}{U_{R}}=\frac{Z_{L}-Z_{C}}{R}

– Khi ZL > ZC  thì \varphi > 0: u nhanh pha hơn i (đoạn mạch có tính cảm kháng).

– Khi ZL < ZC  thì \varphi <  0: u trễ pha hơn i (đoạn mạch có tính dung kháng).

  1. Cộng hưởng điện

 –  Khi ZL= ZC thì  Z = Zmin = R; I = Imax = \frac{U}{R}; \varphi =0, ta nói có hiện tượng cộng hưởng điện.

  – Điều kiện để có cộng hưởng điện:

ZL= ZC  hay \omega ^{2}LC=1

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN