BÀI 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

Chia sẻ bài viết này

BÀI 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

I. Khảo sát chuyển động ném ngang

Xét một vật chuyển động ném ngang ở độ cao h so với mặt đất, với vận tốc đầu \vec{v}_{0}

  1. Chọn hệ toạ độ

– Gốc O: tại vị trí ban đầu của vật

– Trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc \vec{v}_{0}

– Trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực \vec{P}

  1. Phân tích chuyển động ném ngang

– Chuyển động của vật M được phân tích thành hai thành phần Mx và My.

– Chuyển động của thành phần trên trục Ox (Mx) là chuyển động thẳng đều với các phương trình:

a_{x}=0; v_{x}=v_{0}; x=v_{0}t

– Chuyển động của thành phần trên trục Oy  (My) là chuyển động rơi tự do với các phương trình:

a_{y}=g; v_{y}=gt; y=\frac{1}{2}gt^{2}

II. Xác định chuyển động của vật

  1. Dạng của quỹ đạo

 – Phương trình quỹ đạo:

y=\frac{g}{2v_{0}^{2}}x^{2}

 – Quỹ đạo của chuyển động có dạng một nhánh parabol

  1. Thời gian chuyển động

t=\sqrt{\frac{2h}{g}}

Thời gian chuyển động của vật ném ngang bằng thời gian rơi tự do của vật được thả cùng độ cao.

  1. Tầm ném xa

L=x_{max}=v_{0}t=v_{0}\sqrt{\frac{2h}{g}}

III. Thí nghiệm kiểm chứng

Sau khi búa đập vào thanh thép, bi A chuyển động ném ngang còn bi B rơi tự do. Cả hai đều chạm đất cùng một lúc.

 

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN