Bài 15: CÔNG SUẤT ĐIỆN TIÊU THỤ CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU HỆ SỐ CÔNG SUẤT

Chia sẻ bài viết này

Bài 15: CÔNG SUẤT ĐIỆN TIÊU THỤ CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU HỆ SỐ CÔNG SUẤT

I. Công suất của đoạn mạch xoay chiều

  1. Biểu thức của công suất

– Xét đoạn mạch xoay chiều có điện áp và cường độ dòng điện tức thời theo biểu thức:

u=\sqrt{2}Ucos\omega t

i=\sqrt{2}Icos(\omega t+\varphi )

  – Công suất tức thời trên đoạn mạch:

  p=ui=2UIcos\omega t.cos(\omega t+\varphi )

  \Leftrightarrow p=UI\left [ cos\varphi +cos(2\omega t+\varphi ) \right ]

  – Giá trị trung bình của công suất điện tiêu thụ trong một chu kì T:

P=\overline{p}=UI\left [ \overline{cos\varphi} +\overline{cos(2\omega t+\varphi} ) \right ]

  ( ta có \overline{cos\varphi }=cos\varphi còn \overline{cos(2\omega t+\varphi} ) =0 )

– Biểu thức công suất điện

P=UIcos\varphi

  1. Điện năng tiêu thụ của mạch điện

W = P.t

II. Hệ số công suất

  1. Biểu thức của hệ số công suất

– Trong công thức P=UIcos\varphi thì cos\varphi được gọi là hệ số công suất.

– Hệ số công suất đối với mạch điện RLC nối tiếp

cos\varphi=\frac{U_{R}}{U}=\frac{R}{Z}

– Công suất của đoạn mạch RLC

P=UIcos\varphi =RI^{2}

  1. Tầm quan trọng của hệ số công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng

Công suất hao phí (trên đường dây tải có điện trở r):

P_{hp}=rI^{2}=\frac{rP^{2}}{U^{2}cos^{2}\varphi }

Nếu hệ số công suất cosj nhỏ thì công suất hao phí trên đường dây tải Php  sẽ lớn.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ