Bài 16: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG. MÁY BIẾN ÁP

Chia sẻ bài viết này

Bài 16: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG. MÁY BIẾN ÁP

  1. Bài toán truyền tải điện năng đi xa

– Công suất phát đi từ nhà máy phát điện

P=UI

  – Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải (điện trở r)

P_{hp}=rI^{2}=\frac{rP^{2}}{U^{2} }

  • Với công suất phát P xác định để giảm Php ta phải giảm r hoặc tăng U.
  • Biện pháp giảm r (r=\rho \frac{l}{S}) bằng cách dùng các loại dây có điện trở suất nhỏ như bạc, dây siêu dẫn, … hoặc tăng tiết diện S giá thành cao, tốn kém.
  • Biện pháp tăng điện áp phát có hiệu quả rõ rệt: tăng  lên n lần thì Php giảm n2 lần.

Kết luận: Trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy ta phải tăng điện áp khi truyền tải, khi tới nơi tiêu thụ ta giảm điện áp xuống để sử dụng.

II. Máy biến áp

Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.

  1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

a) Cấu tạo:

Gồm hai bộ phận chính:

+ Lõi biến áp (sắt non có pha silic)

+ Hai cuộn dây dẫn quấn trên lõi (dây đồng cách điện): Cuộn nối với nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn nối với tải tiêu thụ gọi là cuộn thứ cấp.

 b) Nguyên tắc hoạt động:

dựa trên cảm ứng điện từ nhưng không làm thay đổi tần số dòng điện.

c) Kí hiệu:

  1. Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp

+ Cuộn thứ cấp để hở ( chế độ không tải)

\frac{U_{2}}{U_{1}}=\frac{N_{2}}{N_{1}}

  • Nếu N2 > N1thì U2 > U1: Máy tăng áp.
  • Nếu N2 < N1thì U2 < U1: Máy hạ áp.

+ Cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ ( chế độ có tải), đối với máy biến áp lí tưởng

\frac{U_{2}}{U_{1}}=\frac{N_{2}}{N_{1}}=\frac{I_{1}}{I_{2}}

Với:  N1, U1, I1 là số vòng dây, điện áp và cường độ dòng điện cuộn sơ cấp. N2, U2, I2 là số vòng dây, điện áp và cường độ dòng điện cuộn thứ cấp.

  1. Ứng dụng của máy biến áp

+ Truyền tải điện năng

+ Thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều đến các giá trị thích hợp.

+ Sử dụng trong máy hàn điện, nấu chảy kim loại.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết