Bài 17: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Chia sẻ bài viết này

Bài 17: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. Máy phát điện xoay chiều một pha

  1. Cấu tạo và hoạt động

a) Cấu tạo: gồm hai bộ phận chính

    – Phần cảm: là nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện. Đó là phần tạo ra từ trường.

– Phần ứng: là những cuộn dây, trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng khi máy hoạt động.

– Một trong hai phần đặt cố định, phần còn lại quay quanh một trục. Phần cố định gọi là stato, phần quay gọi là rôto.

b) Hoạt động: Khi rôto quay, từ thông qua cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng, suất điện động này được đưa ra ngoài để sử dụng.

  1. Tần số của dòng điện xoay chiều

 – Nếu máy phát có 1 cuộn dây và 1 nam châm (một cặp cực), rôto quay n vòng trong 1 giây thì tần số của dòng điện là: f = n.

  – Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 giây thì f = np.

  – Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 phút thì f=\frac{n}{60}p

II. Máy phát điện xoay chiều ba pha

  1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

 – Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều ba pha cấu tạo gồm stato có ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn, rôto là một nam châm điện.

 – Hoạt động: Khi rôto quay đều, thì trong ba cuộn dây xuất hiện ba suất điện động cảm ứng có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là \frac{2\pi }{3}.

 – Nếu nối các đầu dây của ba cuộn với ba mạch ngoài (ba tải tiêu thụ) giống nhau thì ta có hệ ba dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là \frac{2\pi }{3}.

  1. Cách mắc mạch ba pha

 – Có hai cách mắc:

  • Mắc hình sao
  • Mắc hình tam giác

– Điện áp pha và điện áp dây

  • Điện áp pha là điện áp giữa một dây pha với dây trung hòa
  • Điện áp dây là điện áp giữa hai dây pha

U_{d}=\sqrt{3}U_{p}

 

 

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ