Bài 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

Chia sẻ bài viết này

Bài 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

I. Công

  1. Định nghĩa

 Nếu lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công của lực  được tính theo công thức :

A=Fscos\alpha

Đơn vị công là jun (kí hiệu là J) : 1J = 1Nm

  1. Biện luận

a) Khi \alpha  là góc nhọn cos\alpha >0 , suy ra A > 0 ; khi đó A gọi là công phát động.

b) Khi \alpha =90^{0} , cos\alpha =0, suy ra A = 0 ; khi đó lực không sinh công.

c) Khi \alpha  là góc tù thì cos\alpha <0, suy ra A < 0 ; khi đó A gọi là công cản.

  1. Chú ý

  Các công thức tính công chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình chuyển động.

II. Công suất

  1. Khái niệm công suất

  Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P=\frac{A}{t}

  1. Đơn vị công suất

  Đơn vị công suất là jun/giây, được đặt tên là oát, kí hiệu W.

1W=\frac{1J}{1s}

  Ngoài ra ta còn một đơn vị thực hành của công là oát giờ (W.h) :

1W.h = 3600J ; 1kW.h = 3600kJ

  1. Chú ý

Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng cơ học như lò nung, nhà máy điện, đài phát sóng, … .

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ