Bài 24 : TÁN SẮC ÁNH SÁNG

Chia sẻ bài viết này

Bài 24 : TÁN SẮC ÁNH SÁNG

I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn

+ Ánh sáng trắng của Mặt Trời bị tán sắc qua lăng kính thành một dải màu sặc sỡ.

+ Quan sát kĩ dải màu ta thấy được 7 màu theo thứ tự từ trên xuống là: đỏ, da cam, vàng, lục, làm, chàm, tím.

+ Các màu này đều lệch về phía đấy lăng kính, trong đó màu đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất.

+ Dải màu quan sát được này là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời hay quang phổ của Mặt Trời.

* Sự tán sắc ánh sáng: là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn

Cho chùm sáng đơn sắc (chùm sáng chỉ có một màu) đi qua lăng kính thì  tia ló lệch về phía đáy nhưng không bị đổi màu.

* Ánh sáng đơn sắc: là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

III. Giải thích hiện tượng tán sắc

– Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

– Chiết suất của thuỷ tinh (hay mọi chất trong suất) biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.

– Các tia sáng đơn sắc khác nhau khi ra khỏi lăng kính bị lệch với những góc khác nhau nên bị phân tách thành dải quang phổ.

IV. Ứng dụng

Giải thích các hiện tượng như: cầu vồng bảy sắc, ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính…

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ