Bài 25: TỰ CẢM

Chia sẻ bài viết này

Bài 25: TỰ CẢM

I. Từ thông riêng qua một mạch kín

– Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua:

\Phi =Li

– Độ tự cảm của một ống dây:

L=4\pi .10^{-7}\frac{N^{2}l}{S}

– Đơn vị của độ tự cảm là henri  (H)

II. Hiện tượng tự cảm

  1. Định nghĩa

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

  1. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm

a) Ví dụ 1

  Khi đóng khóa K, đèn 1 sáng lên ngay còn đèn 2 sáng lên từ từ.

b) Ví dụ 2

    Khi đột ngột ngắt khóa K, ta thấy đèn sáng bừng lên trước khi tắt.

III. Suất điện động tự cảm

e_{tc}=-L\frac{\Delta i }{\Delta t}

Độ lớn:

\left |e_{ct} \right |=L\left |\frac{\Delta i }{\Delta t} \right |

  Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

IV. Ứng dụng

– Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều.

– Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp…

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Bài 27: CƠ NĂNG

Bài 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển

Bài 26: THẾ NĂNG

Bài 26: THẾ NĂNG  I. Thế năng trọng trường Trọng