Bài 28: TIA X
I. Phát hiện về tia X
Mỗi khi một chùm catôt – tức là một chùm êlectron có năng lượng lớn, đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
II. Cách tạo tia X
Để tạo ra tia X, người ta dùng ống Cu-lít-giơ
* Ống Cu-lít-giơ: là một ống thuỷ tinh bên trong là chân không, gồm có:
+ Dây nung bằng vonfram làm nguồn êlectron.
+ Catôt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu, hội tụ êlectron về anôt.
+ Anôt A bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao.
* Hiệu điện thế giữa A và K cỡ vài chục kV, các êlectron bay ra từ dây nung, chuyển động trong điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.
III. Bản chất, tính chất và ứng dụng của tia X
-
Bản chất
Tia X có sự đồng nhất về bản chất với tia tử ngoại, chỉ khác là tia X có bước sóng nhỏ hơn rất nhiều. Tia X có bước sóng
-
Tính chất và ứng dụng
– Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng) Kiểm tra hành lí ở sân bay…
– Làm đen kính ảnh chụp ảnh, chẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học…
– Làm phát quang một số chất Phát hiện khuyết tật trong các vật đúc…
– Làm ion hoá không khí đo liều lượng tia X…
– Có tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào chữa trị ung thư nông…
IV. Thang sóng điện từ
– Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thông thường, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản chất là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng) mà thôi. Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.
– Toàn bộ phổ sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóng ngắn nhất (cỡ ) đã được khám phá và sử dụng.