Bài 33: MẪU NGUYÊN TỬ BOHR

Chia sẻ bài viết này

Bài 33: MẪU NGUYÊN TỬ BOHR

I. Mô hình hành tinh nguyên tử

Mẫu nguyên tử Bohr bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bohr.

II. Các tiên đề của Bohr về cấu tạo nguyên tử

  1. Tiên đề về các trạng thái dừng

– Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

– Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

Lưu ý: Đối với nguyên tử hiđrô  bán kính các quỹ đạo dừng tính như sau:

r_{n}=n^{2}r_{0}

với r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bohr.

  1. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

– Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em:

e=hf_{nm}=E_{n}-E_{m}

– Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.

 

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết