Bài 36: NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
I. Lực hạt nhân
– Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân. Lực hạt nhân là lực tương tác mạnh.
– Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15m)
II. Năng lượng liên kết của hạt nhân
-
Độ hụt khối
– Khối lượng của một hạt nhân luôn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.
– Độ chênh lệch khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu
-
Năng lượng liên kết
Hay
Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.
-
Năng lượng liên kết riêng
– Năng lượng liên kết riêng, kí hiệu , là thương số giữa năng lượng liên kết Wlk và số nuclôn A.
– Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng càng lớn hạt nhân càng bền vững.
– Các hạt nhân bền vững có số khối 50 < A < 80
III. Phản ứng hạt nhân
-
Định nghĩa và đặc tính
Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân.
Có 2 loại phản ứng hạt nhân:
+ Phản ứng hạt nhân tự phát: Là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác.
+ Phản ứng hạt nhân kích thích: Là quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác.
-
Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
– Bảo toàn điện tích.
– Bảo toàn số nuclôn (bảo toàn số A).
– Bảo toàn năng lượng toàn phần.
– Bảo toàn động lượng.
-
Năng lượng phản ứng hạt nhân
W = (mtrước – msau)c2
+ Nếu mtrước > msau W > 0 thì phản ứng toả năng lượng
+ Nếu mtrước < msau W < 0 thì phản ứng thu năng lượng