Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

Chia sẻ bài viết này

Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

I. Sự nở dài

– Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.

– Độ nở dài \Delta l của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ \Delta t và độ dài ban đầu lo của vật đó.

\Delta l=l-l_{0}=\alpha l_{0}\Delta t

  Với \alpha là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1.

Giá trị của \alpha phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

II. Sự nở khối

– Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.

– Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẳng hướng được xác định theo công thức :

\Delta V=V-V_{0} =\beta V_{0}\Delta t

  Với \beta là hệ số nở khối, \beta \approx 3\alpha và cũng có đơn vị là K-1.

III. Ứng dụng

– Chế tạo các băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động,  lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe …

– Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt. Ví dụ: giữa hai đầu các thanh ray của đường sắt phải có khe hở, các ống kim loại dẫn khí hay nước phải có đoạn uốn cong…

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết