Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

Chia sẻ bài viết này

Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

I. Tính tương đối của chuyển động

  1. Tính tương đối của quỹ đạo

   Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối

  1. Tính tương đối của vận tốc

  Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối

II. Công thức cộng vận tốc

  1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động

   Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.

   Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động  gọi là hệ qui chiếu chuyển động.

  1. Công thức cộng vận tốc

 Nếu một vật (1) chuyển động với vận tốc \vec{v}_{1,2} trong hệ qui chiếu thứ nhất (2), hệ qui chiếu thứ nhất lại chuyển động với vận tốc \vec{v}_{2,3}  trong hệ qui chiếu thứ hai (3) thì trong hệ qui chiếu thứ hai vật chuyển động với vận tốc \vec{v}_{1,3} được tính theo công thức:

\vec{v}_{1,3}=\vec{v}_{1,2}+\vec{v}_{2,3}

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết