Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

Chia sẻ bài viết này

Bài 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

I. Dòng điện

– Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các hạt mang điện.

– Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do.

– Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các hạt mang điện dương.

– Các tác dụng của dòng điện: tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lí, …

– Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A).

II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi

  1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng \Delta q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian \Delta t và khoảng thời gian đó.

I=\frac{\Delta q}{\Delta t}

  1. Dòng điện không đổi

– Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

– Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi tính theo công thức:

I=\frac{q}{t}

    • I: cường độ dòng điện, đơn vị là ampe (A)
    • q: điện lượng (C).
    •  t: thời gian (s)

III. Nguồn điện

  1. Điều kiện để có dòng điện

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

  1. Nguồn điện

– Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

– Nguồn điện duy trì hiệu điện thế bằng lực lạ bên trong nguồn điện. Lực lạ là những lực mà bản chất không phải là lực điện.

IV. Suất điện động của nguồn điện

  1. Công của nguồn điện

Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.

  1. Suất điện động của nguồn điện

a) Định nghĩa

Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.

b) Công thức

 \xi=\frac{A}{q}

\xi : suất điện động (V).

Chú ý: Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng Suất điện động \xi  và điện trở trong r của nguồn điện.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Công thức vật lý 10

https://www.canva.com/design/DAFP3_DlNGs/SkEgknN8ezckd_6lcpoyWg/editCông thức vật lý 10 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ