Bài 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

Chia sẻ bài viết này

Bài 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

I. Sóng cơ

  1. Thí nghiệm

Cho cần rung dao động để mũi S chạm mặt nước, ta thấy sau một thời gian ngắn, mẩu nút chai cũng dao động. Vậy, dao động từ O đã truyền qua nước tới M. Ta nói đã có sóng trên mặt nước và O là nguồn sóng.

  1. Định nghĩa

  Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

  1. Sóng ngang

Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi sóng ngang.

Trừ trường hợp sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.

  1. Sóng dọc

Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Chú ý:  Sóng cơ không truyền được trong chân không.

II. Các đặc trưng của một sóng hình sin

  1. Sự truyền của một sóng hình sin

Căng ngang một sợi dây mềm, dài, đầu Q gắn vào tường, đầu P cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trên dây xuất hiện một sóng cơ có dạng hình sin lan truyền về đầu Q.

  1. Các đặc trưng của một sóng hình sin

+ Biên độ sóng A: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

+ Chu kì T, tần số f của sóng: Chu kì T (tần số f) của sóng là chu kì (tần số ) dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

+ Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Đối với mỗi môi trường tốc độ truyền sóng có giá trị không đổi.

+ Bước sóng \lambda: là quãng đường sóng lan truyền trong một chu kỳ (Hay bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau).

\lambda =vT=\frac{v}{f}

+ Năng lượng sóng: là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

III. Phương trình sóng

– Phương trình sóng tại nguồn O:

u_{O}=Acos\omega t

  – Phương trình sóng tại M trên phương truyền sóng cách nguồn một khoảng x:

u_{O}=Acos\omega (t-\frac{x}{v})=Acos2\pi (\frac{t}{T}-\frac{x}{\lambda })=Acos(\omega t-\frac{2\pi x}{\lambda })

–  Phương trình sóng vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần hoàn theo không gian.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Bài 27: CƠ NĂNG

Bài 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển

Bài 26: THẾ NĂNG

Bài 26: THẾ NĂNG  I. Thế năng trọng trường Trọng