BÀI 9: SÓNG DỪNG

Chia sẻ bài viết này

BÀI 9: SÓNG DỪNG

I. Sự phản xạ của sóng

  1. Phản xạ của sóng trên vật cản cố định

Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

  1. Phản xạ của sóng trên vật cản tự do

Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

II. Sóng dừng

Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng là sóng dừng.

Chú ý: Bản chất của sóng dừng là sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ

  1. Sóng dừng trên một dây có hai đầu cố định

– Hai đầu cố định: là hai nút sóng.

– Vị trí các nút: Các nút nằm cách hai đầu cố định những khoảng bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

– Vị trí các bụng: Các bụng nằm cách hai đầu cố định những khoảng bằng một số lẻ lần \frac{\lambda }{4}.

– Khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng liên tiếp bằng \frac{\lambda }{2}.

 * Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

l=k\frac{\lambda }{2}

với  k = 1, 2, 3…

k = số bó sóng =  số nút – 1 = số bụng

 

  1. Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

– Đầu cố định là một nút, đầu tự do là một bụng.

– Khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng \frac{\lambda }{4}.

 

* Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần \frac{\lambda }{4}.

l=(2k+1)\frac{\lambda }{4}

với k = 0, 1, 2,…

k = số bó sóng = số nút – 1 = số bụng -1

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Bài 27: CƠ NĂNG

Bài 27: CƠ NĂNG I. Cơ năng của vật chuyển

Bài 26: THẾ NĂNG

Bài 26: THẾ NĂNG  I. Thế năng trọng trường Trọng