BÀI 3: CON LẮC ĐƠN

Chia sẻ bài viết này

BÀI 3: CON LẮC ĐƠN

I. Thế nào là con lắc đơn?

  1. Cấu tạo

Gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo vào ở đầu một sợi dây không co dãn, có chiều dài l, có khối lượng không đáng kể.

  1. Nhận xét

– Vị trí cân bằng là vị trí mà dây treo có phương thẳng đứng.

– Kéo nhẹ quả cầu cho dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng một góc rồi thả ra ta thấy con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng.

II. Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học

  1. Phương trình chuyển động

– Vị trí của vật m được xác định bởi li độ góc \alpha hay bởi li độ cong s=l\alpha (\alpha tính ra rad). Chọn chiều dương như hình vẽ.

– Theo định luật II Newton:

m\vec{a}=\vec{P}+\vec{T}

– Chiếu lên phương tiếp tuyến với quỹ đạo ta có: ma=P_{t}=-mgsin\alpha

– Thành phần tiếp tuyến của trọng lực: P_{t}=-mgsin\alpha là lực kéo về.

– Với \alpha lớn dao động của con lắc đơn không phải là dao động điều hòa.

– Với \alpha nhỏ \alpha < 100 ( sin\alpha \approx \alpha =\frac{s}{l} ), thì lực kéo về P_{t}=-\frac{mg}{l}s
\Rightarrow ma=-\frac{mg}{l}s \Leftrightarrow a=-\frac{g}{l}s

– Đặt \omega ^{2}=\frac{g}{l} . Ta có: a=-\omega ^{2}s

Nghiệm của phương trình này là:

s=s_{0}cos(\omega t+\varphi ) , với s_{0}=l\alpha_{0}

Hay viết dưới dạng góc:

\alpha =\alpha_{0}cos(\omega t+\varphi )

Vậy, khi dao động nhỏ (\alpha < 100 ) con lắc đơn dao động điều hòa.

  1. Tần số góc và chu kì dao động

Tần số góc: \omega=\sqrt{\frac{g}{l}}

Chu kì: T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}

Tần số: f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}

III. Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt năng lượng

  1. Động năng

    Wđ = \frac{1}{2}mv^{2}

  2. Thế năng

W_{t}=mgl(1-cos\alpha )

  1. Cơ năng

Nếu bỏ mọi ma sát thì cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn và đúng bằng thế năng của nó ở vị trí biên:

W = Wđ+Wt = \frac{1}{2}mv^{2} + mgl(1-cos\alpha ) = mgl(1-cos\alpha_{0} )

*Chú ý: Với a0  < 100 thì: W=\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2} = =\frac{1}{2}\frac{mg}{l}s_{0}^{2}

IV. Ứng dụng: Xác định gia tốc rơi tự do

Từ công thức tính chu kì của con lắc đơn suy ra: g=\frac{4\pi ^{2}l}{T^{2}}

Làm thí nghiệm với dao động của con lắc đơn, đo T và l ta tính được g.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN