CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

Hình thức: tự luận

Chia sẻ bài viết này

TÓM TẮT CÔNG THỨC

+ Thời gian chuyển động: \( t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

+ Tầm ném xa ( bay xa ): \(L = {x_{\max }}= {v_0}.t = {v_0}.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

+ Vận tốc của vật:  \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2} \), với vx = v0, \({v_y} = gt\)

+ Phương trình quỹ đạo:  \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\). Dạng của quỹ đạo là một nhánh đường parabol.

+ Góc hợp của vận tốc với phương ngang: \(\tan \alpha = \frac{{{v_y}}}{{{v_x}}}\)

 

Bài 1: Một máy bay theo phương nằm ngang ở độ cao 10 km với vận tốc 720 km/h. Người phi công thả bom từ xa cách mục tiêu bao xa để có thể trúng được mục tiêu ở mặt đất.

Bài 2: Một vật được ném ngang ở độ cao 20 m phải có vận tốc bao nhiêu để khi chạm đất nó có vận tốc 25 m/s. Lấy g = 10 m/s2.

Bài 3: Một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 25m/s và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi vật được ném được từ độ và tầm xa sẽ đạt là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Bài 4: Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 10m/s. Hòn đá rơi tại vị trí cách chỗ ném ( phương nằm ngang) một đoạn xM = 10 m. Xác định độ cao nơi ném. Lấy g = 10 m/s2.

Bài 5: Một vật được ném theo phương ngang ở độ cao h = 20m so với mặt đất. Vật đạt được tầm xa 10m. Tìm vận tốc đầu và vận tốc khi tiếp đất. Lấy g = 10 m/s2.

Bài 6: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 30 m/s và ở độ cao h = 80 m.

a) Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật.

b) Xác định tầm bay xa của vật (theo phương ngang).

c) Xác định vận tốc vật lúc chạm đất của vật. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2.

Đăng ký nhận bài viết mới nhất

Các bài viết mới nhất sẽ được tự động gửi qua địa chỉ email đăng ký

Xem thêm bài viết

Sách CTST

Sách chân trời sáng tạo

Sách Cd

Sách cánh diều

Sách KN

Sách KN